Xuyên Thành Nữ Chính Làm Nông

Chương 641

Ngoài Lý Đại Đầu, sau đó không có ai khác đến nhà Kiều gia.

Nhà Kiều gia đã đào thêm một hầm chứa, vừa đào xong là toàn bộ lương thực trong nhà được cất giữ vào đó.

Nhờ việc kinh doanh, các mặt hàng nước chấm của Kiều gia ngày càng được tiêu thụ ở nhiều nơi, vì thế xưởng sản xuất nước chấm cũng được mở rộng thêm. Trong thôn, các loại nguyên liệu như đậu nành, ớt, tỏi, nấm đều được Kiều gia thu mua để làm tương. Họ cũng thu mua thêm các loại rau củ như măng muối, cải bẹ xanh, su hào để làm dưa muối.

Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, Kiều gia cung cấp giống cây trồng cho người dân, nhưng yêu cầu rằng các nông sản trồng ra chỉ được bán cho Kiều gia, có thể giữ lại một ít để dùng trong gia đình, nhưng không được bán ra ngoài. Nếu vi phạm, người dân phải trả phí giống, mà giá hạt giống của Kiều gia là mười lượng bạc cho một gói nhỏ.

Mọi người trồng rau đều không phải lo tìm khách hàng, chỉ cần giao sản phẩm cho Kiều gia là được, và đều được ký khế ước rõ ràng. Tuy nhiên, không phải tất cả đều cần Kiều gia cung cấp giống, chỉ các loại chính như đậu nành, ớt và tỏi.

Có người đã ký khế ước nhưng nghĩ rằng Kiều gia không thể giám sát tất cả mọi người, nên lén lút hái một ít để bán ra ngoài. Không ngờ hành vi đó lại bị phát hiện.

Sao lại bị phát hiện? Chính là nhờ người trong thôn báo cáo. Những ai báo cáo hành vi vi phạm sẽ được thưởng, nên mọi người đều chú ý giám sát hàng xóm nhà mình xem họ có vi phạm khế ước không, rốt cuộc có thế lấy phần thưởng.

"Nghe nói thưởng hai lượng bạc đấy. Ta thì thấy tiền không quan trọng lắm, chủ yếu là có cơ hội tạo quan hệ với Kiều gia, biết đâu sau này còn được vào xưởng làm việc, thậm chí làm tiểu quản sự nữa."

"Hai lượng bạc không phải là ít đâu. Nghe nói để trồng đủ ớt cay để bán ra ngoài còn chưa chắc kiếm được hai lượng. Mà ngươi nói đúng, quản sự xưởng cũng có lương cao đấy, một tháng được bảy tám trăm văn tiền, mà còn được cấp hai bộ quần áo nữa."

"Ta nghe nói quần áo làm việc cũng được cấp riêng, mà vẫn được phát hai bộ để mặc thường ngày, quần áo đồng phục mặc trong xưởng cũng có thể thay đổi qua lại."

"Ai dà, ta cũng muốn vào xưởng làm việc lắm, nhưng lần trước đăng ký mà không được nhận."

"Vậy người vi phạm khế ước thì sao?"

"Còn làm gì được nữa, phải bồi thường thôi! Nếu không có tiền thì phải làm việc trả nợ, mà sau đó Kiều gia cũng sẽ không thu mua đồ của họ nữa. Ta không hiểu họ nghĩ gì, bán cho Kiều gia là tốt rồi, đâu cần phải vất vả mang ra huyện thành bán."

"Đúng vậy, nghĩ là mang ra huyện thành bán được nhiều tiền hơn, nhưng đường xá xa xôi, đâu có dễ bán."

"Đúng thế, thật là dại dột."

Gia đình dại dội vi phạm khế ước sau khi bị phát hiện cũng rất hối hận, nhưng đã quá muộn. Kiều gia gạch tên họ ra khỏi danh sách hợp tác, và hàng xóm cũng tránh xa họ vì sợ liên lụy.

Kiều gia không chỉ thu mua từ thôn Đại Nam, mà còn từ các thôn Đại Tây và Đại Bắc. Họ chỉ cần ký khế ước, Kiều gia cung cấp hạt giống và thu mua rau củ từ nông dân, tiết kiệm được rất nhiều công sức.

Ngoài ra, Chân Nguyệt còn mua thêm một ngọn núi lớn hơn Háo Tử Sơn để trồng hương liệu, bởi hương liệu quá đắt đỏ. Họ chỉ trồng một vài loại như hồi hương và bát giác.

Ngọn núi này tốn kém hơn nhiều so với Háo Tử Sơn, nhưng vì Chân Nguyệt đứng ra mua, nên ngọn núi đấy thuộc về đại phòng. Nếu bán cho cửa hàng của Kiều Nhị hay Kiều Tam, thì mọi thứ phải được tính toán rõ ràng.

Nhưng đó là chuyện sau này, vì hiện tại họ còn phải khai hoang trước khi bắt đầu trồng trọt.

 
Bạn cần đăng nhập để bình luận