[Thập Niên 70] Tiểu Thợ May Xinh Đẹp

Chương 468

Nói xong, cô dứt khoát cởi áo khoác, để giày và tất lên tảng đá khô bên cạnh, mặc váy dài chầm chậm bước vào trong nước.

Váy bị thấm ướt một nửa, cô quay lại gọi Lăng Hào: “Xuống đây đi.”

Lăng Hào ngồi bên tảng đá nhìn Nguyễn Khê: “Em xác định phải tắm chung?”

DTV

Nguyễn Khê không phsi lời với anh, té nước lên người anh, kéo anh xuống nước. Cô lau giọt nước đọng dưới mắt, chớp mắt nói: “Đi đường núi lâu như vậy, em không tin anh còn có thể làm.”

Lăng Hào ướt cả người đứng vững trước mặt cô, nhìn mái tóc cô nhỏ nước, khuôn mặt cũng ướt đẫm. Nhìn nhau một hồi, anh không nói nhiều, lập tức ôm eo cô, đỡ gáy cô, cúi đầu lập kín môi cô.

Nguyễn Khê: “!”

“Anh lại còn, anh còn dám!”

Sáng sớm hôm sau, Nguyễn Khê và Lăng Hào lại tay nắm tay đi về thôn Kim Quan.

Bởi vì nghỉ ngơi ít, khoảng bốn giờ chiều hai người đã đến thôn Kim Quan. Trước kia, bởi vì về thôn là về nhà cho nên mỗi lần trở về đều vô cùng vui sướng, nhưng lúc này lại hoài niệm nhiều hơn.

Nơi này không còn người học thương nhớ, chị có cảnh vật họ từng chung sống.

Nguyễn Khê không đi gặp Nguyễn Trường Qúy và Tôn Tiểu Tuệ, cô và Lăng Hào đến thôn Kim Quan tìm Vương Thư Ký trước, xác nhận chuyện di dời với ông ấy, cũng ký tên vào một bản hiệp nghị di dời.

Bồi thường rất ít, bởi vì nơi họ sống phải trả về cho núi rừng, chứ không phải kiến thiết quy hoạch.

Hôm sau Nguyễn Khê và Lăng Hào đi một vòng trong núi, nhìn thấy người quen liền chào hỏi mấy câu. Người trong núi đã rời đi một phần, hơn nữa người trẻ tuổi lại ra ngoài làm thuê, cho nên người trong thôn không nhiều lắm.

Nguyễn Khê và Lăng Hào lấy máy ảnh, chụp lại những nơi họ từng sống, từng chơi đùa, căn nhà cũ tỏa ra khói bếp, ruộng bậc thang mà vàng kim, những con trâu vẫy đuôi ăn cỏ, đàn lợn ăn cỏ ngoài sườn núi, những ngôi nhà sàn cũ lung lay sắp đổ...

Thời gian có hạn, Nguyễn Khê và Lăng Hào chỉ ở lại núi một ngày, xong liền đến thăm tiệm may cũ.

Hôm sau, lúc rời đi, Nguyễn Khê tìm hai người trong thôn khuân đồ xuống núi giúp cô.

Cô mang theo đồ đạc cũ trong tiệm may rời đi - những cái máy may đã cũ đó.

Lúc mang theo máy may xuống núi, thi thoảng Nguyễn Khê lại quay đầu nhìn lại, trong đầu vẫn luôn xuất hiện một hình ảnh – ông thợ may già ngồi trên cái kiệu phì phèo hút thuốc được người ta khiêng đi, còn cô tết tóc hai bên, mắt đen lúng liếng, đeo cặp sách trên lưng, đi cạnh kiệu, chầm chậm đi lên núi.

Nếu gặp người, người ta sẽ cười, hỏi một câu: “Tiểu thợ may đi theo ông thợ may học may quần áo à?”

Mang theo máy may rời chầm chậm khỏi núi, tiệm may càng lúc càng nhỏ, đến tận khi không nhìn thấy nữa. Nghĩ đến chẳng bao lâu nữa những ngôi nhà khác cũng sẽ sụp xuống, vĩnh viễn biến mất trong rừng núi này, trong lòng man mác buồn.

Nhưng Nguyễn Khê không biểu hiện ra, cô hít sâu vài cái, điều chỉnh tốt tâm trạng, quay đầu nhìn hai người đàn ông trung niên đang khiêng máy may, hỏi: “Các chú không đi ra bên ngoài làm thuê sao?”

Hai người đàn ông trung niên đi phía sau đáp: “Đi chứ. Mấy năm nay nông dân không ra ngoài làm thuê thì ăn không khí à? Đến thành phố làm xây dựng, ở quê người có sức lao động đều ra ngoài làm thuê cả rồi, ra ngoài bốc gạch vẫn khỏe hơn ở nhà. Không thông báo di dời thì cũng không về đâu nhưng người già và bọn nhóc không đi đi lại lại được nên chỉ đành về thôi.”

Nhắc tới chuyện di dời, Nguyễn Khê nói: “‘Chuyển đi cũng tốt, lũ trẻ có thể đi học.”

Giao thông trong núi bế tắc, đường không thông, vĩnh viễn không thể phát triển, bây giờ người trẻ đều ra ngoài làm thuê, làm công nhân, trong núi không có thầy giáo, trường học khó xây, bọn trẻ không được đi học.

Người đàn ông trung niên đi trước nói: “Đi ra ngoài quả thực có khá nhiều chỗ tốt, cuộc sống cũng tiện nghi hơn rất nhiều. Nhưng mọi người đều sinh ra và lớn lên trong núi, đời đời kiếp kiếp đều sống ở đây, ngay tại nơi này, cho nên tất cả đều không muốn đi. Trong thôn động viên hơn nửa năm, cũng mới có một bộ phận người dân chuyển đi, phần lớn là không muốn đi.”

Đây là quan niệm đã ăn sâu vào xương của rất nhiều người Trung Quốc, nhất là những người lớn tuổi, họ tình nguyện trông coi quê hương và nhà cửa của mấy đứa con đến lúc c.h.ế.t cũng không bằng lòng rời đi chỗ khác.

Những năm này thời đại phát triển, cơ hộ kiếm tiền cũng nhiều hơn, người trẻ bị cuộc sống dồn ép, vội vàng ra ngoài làm việc, mọi người bắt đầu bôn ba nơi đất khách, đến nơi phát triển hơn đi tìm cuộc sống, gửi tiền về nhà nuôi gia đình.

Nguyễn Khê khẽ thở dài: “Vẫn phải ra ngoài thôi.”

Vẫn luyến tiếc nhưng vẫn phải chuyển đi.

Hai người đàn ông trung niên khiêng máy may xuống thị trấn giúp Nguyễn Khê, Nguyễn Khê trả phí vận chuyển cho họ, lại mời bọn họ ăn một bữa cơm nóng, nói cảm ơn xong liền để họ rời đi.

Bạn cần đăng nhập để bình luận