[Thập Niên 70] Tiểu Thợ May Xinh Đẹp

Chương 171

Cả nhà cùng nhau quây quần nói nói cười cười ăn xong bữa cơm tất niên, rửa nồi niêu chén bát xong vẫn ở trong nhà trò chuyện, canh đến nửa đêm nghe thấy tiếng pháo nổ, Nguyễn Trường Sinh cầm pháo lên chạy ra ngoài, Nguyễn Khê và Nguyễn Khiết vội đứng dậy đi theo ra.

Khi pháo nổ ở bên ngoài, Nguyễn Khê bịt tai lại, nụ cười trên mặt cũng rạng rỡ như lễ hội này.

Liên quan đến tết Nguyên đán còn có tiền mừng tuổi, và mồng một đầu năm sẽ mặc quần áo mới đi chúc Tết.

Mặc dù đón giao thừa đi ngủ muộn, nhưng vào ngày đầu tiên của năm mới mọi người đều thức dậy rất sớm. Nguyễn Khê và Nguyễn Khiết ăn bữa sáng xong liền đi tới nhà sàn, là những người đầu tiên đi chúc Tết Lăng Trí Viễn và Châu Tuyết Vân.

Chúc Tết xong họ nhận được đậu phộng, hạt dưa và những viên kẹo đủ màu sắc, cả hai dẫn Lăng Hào ra ngoài, cùng đến nhà khác chúc Tết.

Chúc Tết cả buổi sáng, buổi trưa sau khi ăn cơm xong, ba người lại đi đến mộ của ông thợ may.

Nguyễn Khê cất tiền giấy trong cặp sách, mang theo một hộp diêm, đi đến trước mộ ngồi xổm xuống đốt giấy, từng tờ tiền cuộn vào trong lưỡi lửa.

Đốt tiền giấy xong dập lửa, cô lại im lặng đứng trước mộ ông thợ may một lúc rồi cùng Nguyễn Khiết và Lăng Hào trở về nhà.

Những ngày tiếp theo đều là đi thăm người thân và bạn bè.

Mồng hai tết cô tư Nguyễn Thúy Lan trở về nhà mẹ, đưa chồng con về náo nhiệt.

DTV

Sau ngày mồng năm Tết thì hương vị Tết mới nhạt đi đôi chút.

Sau Tết Nguyên đán, Nguyễn Khê và Nguyễn Thúy Chi đương nhiên lại trở về tiệm may bắt đầu làm việc. Nhưng bởi vì vừa qua năm mới, người muốn may quần áo hay sửa quần áo đều không nhiều, cho nên mỗi ngày đều rất nhàn rỗi không có ai tới cửa.

Mà cuộc sống thường ngày của Nguyễn Khê cũng vẫn thế, ngoài thời gian làm việc trong tiệm may ra thì thời gian còn lại là đọc sách và học thuộc văn học. Ghi nhớ những kiến thức tiểu học đơn giản vào trong lòng.

Tết Nguyên tiêu mười lăm tháng giêng lại là một ngày sôi động, các ngày sau đó lại diễn ra như thường.

Sập tối thấy mặt trời còn trên cao, Nguyễn Khê và Nguyễn Thúy Chi dọn dẹp tiệm may, dẫn Lăng Hào và Nguyễn Khiết đóng cửa về nhà. Khi bốn người đi trên đường núi thì gặp người đưa thư trên núi, bèn chào hỏi: “Đưa thư đấy à?”

Cả núi Phượng Minh chỉ có một người đưa thư, cho dù gửi thư hay nhận thư đều chỉ có thể hy vọng vào một mình ông ta, cho nên dù là nhận hay gửi thư đều rất mất thời gian. Có người không kịp đợi sẽ tự đi vào thị trấn.

Chậm, là giai điệu chính của thời đại này. Mặt trời trở nên chậm, xe ngựa cũng chậm, cuộc sống trôi qua cũng rất chậm.

Người đưa thư quay đầu trả lời: “Phải, đưa thư.”

Nguyễn Khiết lại hỏi: “Vậy đưa thư cho nhà ai thế ạ?”

Trước tết Nguyễn Chí Cao đã viết thư cho bác cả của cô, chắc là thư hồi âm của bác cả cô viết gửi về.

Sau đó quả nhiên người đưa thư nói: “Là của một gia đình họ Nguyễn.”

Nghe thấy lời này, ánh mắt Nguyễn Khiết sáng lên, nhìn người đưa thư: “Vậy chắc chắn là của nhà chúng cháu rồi.”

Nói xong nhìn Nguyễn Thúy Chi: “Có phải thư hổi âm bác cả gửi về không cô? Hay là lại gửi tiền về nhỉ?”

Nguyễn Thúy Chi còn chưa nói chuyện, người đưa thư đã dừng bước.

Rõ ràng anh ta mệt đến mức không muốn đi nữa, sau khi dừng lại thì thở hổn hển, nhìn Nguyễn Thúy Chi là người lớn duy nhất đứng ở đó bèn nói: “Chỉ đưa một bức thư này, nếu là của nhà cô vậy thì tôi không đi lên nữa, ở đây đưa cho cô vậy.”

Nói xong anh ta mở gói bưu kiện màu xanh đeo trên người ra, lấy một chiếc bì thư màu nâu từ bên trong ra.

Anh ta đưa bì thư cho Nguyễn Thúy Chi và hỏi cô ấy: “Có phải thư của nhà cô không?”

Nguyễn Khê đi đến bên cạnh Nguyễn Thúy Chi và cùng nhìn vào bì thư, chỉ thấy tên người nhận viết trên bì thư không phải Nguyễn Chí Cao mà là Nguyễn Thúy Chi.

Rồi nhìn lại dòng người gửi cũng không phải Nguyễn Trường Phú mà là Lưu Hùng.

Nguyễn Thúy Chi đọc xong bì thư, xoay đầu lại chạm vào ánh mắt của Nguyễn Khê. Hai cô cháu đều không mở miệng nói gì, Nguyễn Thúy Chi nhận bì thư xong vội nói với người đưa thư: “Tôi chính là Nguyễn Thúy Chi, là thư viết cho tôi đấy, làm phiền anh rồi.”

Đã là như thế, người đưa thư đưa bì thư xong không đi lên nữa mà xoay người đi xuống.

Nguyễn Thúy Chi nhét là thư vào túi không đọc, tiếp tục đi cùng Nguyễn Khê, Nguyễn Khiết và Lăng Hào trở về thôn Mắt Phượng.

Sau khi về đến nhà đi vào phòng ngồi xuống, cô mới lấy thư ra xé phong bì đổ bức thư ở bên trong ra.

Nguyễn Khê và Nguyễn Khiết ngồi ở bên cạnh cô, đều muốn xem Lưu Hùng đã viết gì.

Sau đó mở bức thư ra đọc, chỉ thấy phía trên không có bất cứ lời nói gì, chỉ vỏn vẹn có bốn chữ - Đồng ý ly hôn.
Bạn cần đăng nhập để bình luận