[Thập Niên 70] Tiểu Thợ May Xinh Đẹp

Chương 165

Nguyễn Thúy Chi nghe ra ẩn ý, nhìn anh ấy hỏi: “Chú muốn ba mẹ lên trấn làm gì?”

Nguyễn Trường Sinh đặt đũa xuống, hắng giọng, lấy tư thế, liếc nhìn mọi người trên bàn rồi lên tiếng mở lời: “Mọi người nghe cho kỹ nhé, con chỉ nói một lần thôi, Nguyễn Trường Sinh con đã tìm được vợ, đã nói sẽ sang cầu hôn!”

Cầu hôn chính là đàn trai đến nhà đàn gái, nhất định phải có người lớn ra mặt mới được.

Nghe nói vậy, bàn tay cầm đũa của Lưu Hạnh Hoa chợt dừng lại, hỏi: “Thật hay giả vậy?”

DTV

Nguyễn Trường Sinh lại cầm đũa lên: “Chuyện này còn có thể nói bừa sao?”

Nguyễn Thúy Chi, Nguyễn Khê và Nguyễn Khiết cũng cười, Nguyễn Thúy Chi hỏi anh ấy: “Có phải là người trước đó tới tìm em, cái cô mặc váy đỏ không? Hóa ra nhà cô ấy ở trên trấn à? Tiểu Ngũ này thật sự được đấy!”

Nguyễn Trường Sinh cười: “Giày vò nửa năm, suýt chút nữa giày vò c.h.ế.t em.”

Nguyễn Thúy Chi ở bên cạnh nói: “Có cô gái chịu gả cho em là phúc của em đấy!”

Nguyễn Trường Sinh nhìn về phía Nguyễn Chí Cao, vẫn cười nói: “Vậy tiếp theo phải làm phiền ông cụ đây rồi.”

Ông cụ cười một tiếng, những người khác trên bàn cũng cười theo, trong thoáng chốc cả căn phòng ngập tràn không khí vui vẻ.

Sau bữa tối, cả nhà ngồi trong phòng đưa ra ý kiến cho Nguyễn Chí Cao và Lưu Hạnh Hoa, đang bàn bạc nên mua gì để làm quà khi đến nhà Tiền Xuyến cầu hôn. Vừa khéo Nguyễn Thúy Chi từng sống trong thị trấn nên biết rất nhiều phong tục ở nơi đó.

Thực ra nói cách khác chính là chuẩn bị một số thức ăn tươm tất để làm nổi bật bầu không khí vui vẻ, lại mua thêm một ít đồ ngọt như đường phèn, đường trắng, bánh trứng gà, táo, cam, kẹo trái cây, những thứ còn lại đương nhiên là không thể thiếu của hồi môn.

Ngoại trừ sính lễ ra thì những thứ khác không mua được ở trên núi, chỉ có thể mua trong thị trấn. Nói vậy cũng coi là thuận tiện, vào thị trấn chuẩn bị mọi thứ đầy đủ, rồi đem sính lễ đến nhà họ Tiền, rốt cuộc cũng là đính hôn.

Mặc dù nói Nguyễn Trường Sinh và Tiền Xuyến là tự do yêu đương nhưng về chuyện đính hôn và kết hôn, lễ nghi nên có cũng đều phải có, không được thất lễ. Cho nên một ngày trước khi đến trấn, Lưu Hạnh Hoa đã tìm đến một bà mối.

Bà mối này làm việc vô cùng tốt, không cần phải chạy việc vặt và bàn bạc trung gian, cũng không cần phải đi tới đi lui để làm mối nói chuyện tốt với đối phương, mà trực tiếp hốt được một hôn sự có sẵn, vui đến nỗi cười không khép được miệng.

Bởi vì Nguyễn Chí Cao và Lưu Hạnh Hoa đã lớn tuổi, đặc biệt là chân của Lưu Hạnh Hoa không khỏe, không thể đi tới đi lui nhiều lần như người trẻ tuổi, cho nên Nguyễn Trường Sinh đã tìm một người bạn thân đến tiệm may khiêng kiệu đến, định tiến vào thị trấn.

Vào một buổi sáng khi họ chuẩn bị xuất phát, Nguyễn Chí Cao và Lưu Hạnh Hoa đều không ngủ được, dậy từ tờ mờ sớm. Hai người thì thầm bàn bạc ở trong phòng, rốt cuộc là nên mặc quần áo gì cho đẹp, con trai cầu hôn là chuyện lớn, không thể để để nó mất hết mặt mũi.

Đặc biệt vì nhà gái ở trong thị trấn, nên càng phải đang hoàng hơn mới được.

Nghe thấy họ thì thầm, Nguyễn Thúy Chi và Nguyễn Khê, Nguyễn Khiết mỉm cười đi vào, Nguyễn Thúy Chi giúp Nguyễn Chí Cao và Lưu Hạnh Hoa tìm quần áo phù hợp mặc vào, rồi lấy lược chải tóc cho Lưu Hạnh Hoa, cẩn thận vấn tóc bà ra sau đầu.

Lưu Hạnh Hoa vô cùng hài lòng nói: “Chỉ sợ là đường xa, có khi chưa đến thị trấn tóc đã rối mất rồi.”

Nguyễn Thúy Chi cười nói: “Vậy con đi theo cùng nhé?”

Lưu Hạnh Hoa tiếp lời: “Cũng không phải không được, hay nhân dịp này con đi chơi đi. Các con đều ở trên núi bao lâu chưa đi ra ngoài rồi? Người già bọn ta thì thôi, người trẻ các con cũng nên ra ngoài nhìn ngắm thế giới, đi chơi nhiều hơn.”

Nguyễn Thúy Chi nghe vậy bèn nhìn Nguyễn Khê và Nguyễn Khiết, nhỏ giọng nói: “Muốn đi không?”

Nguyễn Khê nhìn về phía Nguyễn Khiết, lần này Nguyễn Khiết lại không hề do dự, vội vàng đáp: “Em đi!”

Nguyễn Khiết vốn thường sợ đi đường núi, ấy thế mà không hề do dự nói muốn đi, vậy Nguyễn Khê đương nhiên cũng gật đầu đồng ý.

Vì thế sau khi cả nhà ăn bữa sáng xong, tất cả đều thu dọn đồ đạc chuẩn bị cùng nhau vào thị trấn.

Nhưng cả nhà đều đi, mà trong nhà không có ai cũng là vấn đề, dù sao thì người ở nông thôn đều nuôi chó nuôi gà, cũng cần có người trông nom.

Hai vợ chồng Nguyễn Trường Quý và Tôn Tiểu Tuệ không thể trông cậy vào được, quan hệ không tốt nên Lưu Hạnh Hoa cũng không muốn phiền vợ chồng họ, thế là bà đành đi tìm bà Triệu, không khỏi niềm nở mà làm phiền bà cụ: “Bà cho gà ăn giúp tôi mấy ngày nhé, trứng gà đẻ trong những ngày này đều là của bà tất.”

Lợn đã được vỗ béo để nộp lên trên nên không cần làm phiền nữa.
Bạn cần đăng nhập để bình luận