[Thập Niên 70] Tiểu Thợ May Xinh Đẹp

Chương 110

Nguyễn Thúy Lan đi ra ngoài, sau đó lại nói với Nguyễn Khuê và Nguyễn Khiết: “Hai đứa có rảnh thì tới nhà cô tư chơi nhé.”

Nói xong, cô ấy còn bổ sung thêm một câu: “Càng lớn càng xinh đẹp, đúng là giống cô tư nó.”

Nguyễn Khê và Nguyễn Khiết không nhịn được bật cười, đứng lên đáp: “Vâng, cô tư.”

Nguyễn Khê còn cố ý bổ sung thêm một câu: “Chúng cháu cũng muốn ăn gà.”

DTV

Nguyễn Thúy Lan cười nói: “Thế thì đưa cô ba của mấy đứa cùng tới nhé.”

Chỉ vài ba câu chuyện tào lao, Nguyễn Khê, Nguyễn Khiết, Lưu Hạnh Hoa và Nguyễn Thúy Chi đã tiễn Nguyễn Thúy Lan đi.

Cô ấy đi được mấy bước lại quay đầu nói: “Mẹ nói với ba và Tiểu Ngũ Tử một tiếng, đợi mùa màng kết thúc con sẽ quay về thăm họ. Hôm nay không có thời gian, con về trước đây.”

Lưu Hạnh Hoa gật đầu: “Về đi.”

Nguyễn Thúy Lan tùy ý vẫy hai cánh tay tạm biệt rồi rời đi. Sau chuyến thăm nhà này của cô ấy, chuyện của Nguyễn Thúy Chi tạm thời đánh dấu chấm hết. Sau đó không lâu, cả thôn đều bước vào vụ mùa, chẳng ai có tâm trạng quan tâm tới mấy chuyện thượng vàng hạ cám. Tất cả mọi xã viên đều tập trung gặt hái. Ai nấy đều chỉ quan tâm tới một mùa đội của mình thu được bao nhiêu thóc.

So với chuyện được ăn no thì những chuyện khác chỉ là việc nhỏ. Mùa màng khiến cho bầu không khí vui sướng của cả thôn càng hiện rõ hơn. Mấy ngày nay, Nguyễn Khê cũng không tới nhà ông thợ may. Cô và Nguyễn Khiết đều tới đội sản xuất hỗ trợ cắt lúa, ôm lúa, làm được cái gì thì làm cái đó.

Đợi tới khi thu hoạch xong lúa nước, đám nữ sinh như Nguyễn Khê và Nguyễn Khiết còn có thể đi mót lúa rơi vãi ở bờ ruộng. Lúc này, ai nhặt được thì là của người đó, có thể đưa về nhà làm lương thực để bản thân ăn. Vì vậy, mấy ngày nay cô đã biến thành cô bé đi mót lúa.

Mặc dù Nguyễn Khê không đi chân đất ở trên bờ ruộng nhưng quả thực trên đầu có cắm bông cúc dại, tay thì xách giỏ trúc nhỏ. Cô và Nguyễn Khiết thi xem ai nhặt được nhiều lúa hơn, về nhà sẽ hiến vật quý cho Lưu Hạnh Hoa. Ở nông thôn nghèo nhưng có thể mặc sức làm bừa, có sự tự do và niềm vui không giống nhau.

Trời chiều đã ngả về tây, chỉ chốc lát nữa là mặt trời lặn rồi.

Ngày hôm nay, Nguyễn Khuê và Nguyễn Khiết đã nhặt được non nửa giỏ lúa. Hai người tranh nhau đoạt những bông lúa trong giỏ của nhau. Lúc hai người đang đùa vui vẻ thì Nguyễn Khiết đột nhiên dừng lại, tò mò hỏi một câu: “Chị, chị xem bên kia xảy ra chuyện gì vậy?”

Nguyễn Khuê nghe vậy, quay đầu lại thấy cạnh một cái ao cách đó không xa có rất nhiều người đang tụ tập. Nhìn không ra bên đó xảy ra chuyện gì, cô vội kéo tay Nguyễn Khiết chạy về phía cái ao kia: “Đi xem.”

Nguyễn Khê kéo Nguyễn Khiết tới cạnh cái ao, chen vào giữa đám người xem náo nhiệt thì thấy có hai người đàn ông khoảng hai, ba mươi tuổi đang mò gì đó trong ao. Cô không biết chuyện gì nên quay đầu hỏi người bên cạnh: “Xảy ra chuyện gì vậy?”

Người bên cạnh nhỏ giọng nói: “Có một đứa trẻ rơi vào trong ao.”

Người này vừa nói dứt lời thì người đàn ông trong ao vớt được một cô bé. Người bên cạnh lập tức hét lên: “Mò được rồi! Mò được rồi!”

Nguyễn Khê nhìn về phía ao, người đàn ông kia ôm cô bé cả người ướt sũng, nước nhỏ tong tong, cả người mềm nhũn. Người đàn ông còn chưa kịp lên bò thì mẹ của cô bé kia kêu khóc chạy tới miệng gào lên: “Tiểu Diễm Tử.”

Người đàn ông bế cô bé lên bờ, sau đó kiểm tra hơi thở: “Không còn thở nữa.”

Mọi người xung quanh nghe được lời này thì cả người lạnh run, thoáng cái như lọt vào hầm băng.

Cái tay đang cầm cổ tay Nguyễn Khiết của Nguyễn Khê cũng vô thức nắm chặt hơn. Thần kinh và hô hấp thoáng cái đều trở nên căng thẳng. Mẹ của cô bé kia sụp đổ trong nháy mắt, khóc kinh thiên động địa.

Người bên cạnh nghĩ ra cách hô lên: “Mau làm nước trong bụng chảy ra, nói không chừng vẫn cứu được.”

Đây là một biện pháp cổ lỗ sĩ, người đàn ông kia nghe vậy thì vội vàng dốc ngược cô bé cõng trên lưng rồi chạy. Nguyễn Khê nhìn thấy người đàn ông đang cõng Tiểu Diễm Tử chạy, đột nhiên nhớ tới gì đó. Cô nhét cái giỏ trong tay cho Nguyễn Khiết, xoay người xông thẳng ra ngoài.

Lúc cô ấy kịp phản ứng thì Nguyễn Khê đã chạy xa rồi. Nguyễn Khiết vội nhìn theo bóng lưng kia và hô lên: “Chị, chị định làm gì thế?”

Nguyễn Khê nghe thấy câu hỏi kia nhưng không hề dừng bước trả lời. Nơi này cách nhà sàn của nhà Lăng Hào rất gần. Cô dùng tốc độ nhanh nhất để chạy tới đó. Khi tới nơi, Nguyễn Khê vừa khéo lại nhìn thấy Châu Tuyết Vân vừa làm xong việc và về tới nhà, bà ấy đang bỏ liềm và mũ rơm trên đầu xuống trước cửa nhà sàn.

Nguyễn Khê chạy tới cầu thang của nhà sàn, không nói lời nào túm lấy cổ tay Châu Tuyết Vân kéo chạy đi, vừa chạy vừa nói với giọng gấp gáp: “Dì, cháu có việc cần nhờ dì giúp. Sắp không kịp nữa rồi, dì mau theo cháu tới đây.”
Bạn cần đăng nhập để bình luận