[Thập Niên 70] Tiểu Thợ May Xinh Đẹp

Chương 342

Nguyễn Khiết nhìn anh ấy: “Thật ra trong lòng anh hiểu, chẳng qua anh không chịu thừa nhận mà thôi!”

Tạ Đông Dương: “…”

Cái con bé này!

Nguyễn Khê quay đầu nhìn thấy vẻ mặt của Tạ Đông Dương, không khỏi bật cười thành tiếng.

Nguyễn Khiết nghe thấy tiếng bèn quay đầu nhìn Nguyễn Khê: “Chị, chị nói xem em nói có đúng không?”

Nguyễn Khê hắng giọng nói: “Chị cảm thấy em nói rất đúng.”

Tạ Đông Dương híp mắt nhìn Nguyễn Khê một lúc lâu, sau đó vung tay lên: “Tạm thời tôi không chơi với các cô nữa.”

Có sự giúp đỡ của Nguyễn Khiết trong kỳ nghỉ hè, nên mỗi ngày Nguyễn Khê thư thái hơn rất nhiều, chí ít thì cô ấy không cần phải vừa làm việc trên máy may, vừa trông quầy bán hàng. Khi bận thì vào buổi tối cô sẽ mang máy may về, không bận thì cô sẽ đọc sách nghỉ ngơi lúc tối trời.

Nguyễn Khiết ở lại giúp Nguyễn Khê những việc mà bản thân mình có thể cáng đáng được nên hiển nhiên là không phải cần tiền công. Cô theo Nguyễn Khê ra khỏi núi, rồi ăn ở tại nhà Nguyễn Trường Phú gần ba năm, nào là đi học, nào là thi đại học, hiện giờ phí sinh hoạt trong thời gian đi học cũng là do Nguyễn Khê chu cấp cho cô.

Bây giờ cô giúp Nguyễn Khê một chút việc như thế này, nếu như lại còn muốn lấy tiền công, thì tuyệt nhiên cô là một kẻ vô ơn.

Trước kỳ nghỉ hè, cô đã mượn rất nhiều sách ở thư viện, mỗi ngày khi quầy hàng rảnh rỗi, nếu Tạ Đông Dương không tìm đến cô lải nhải thì cô sẽ ngồi trước quầy hàng để đọc sách. Buổi tối khi dọn dẹp xong quầy hàng trở về trường, cô cũng nằm soài dưới ngọn đèn và xem sách cả đêm.

Nữ thần mà Tạ Đông Dương đi theo bám gót truy đuổi mấy năm chỉ đến tìm anh ấy một lần, lần này sau khi bị đá thì cũng không trở lại nữa. Nhưng đến giữa kỳ nghĩ thì Tạ Đông Dương giao chìa khóa cửa hàng sửa xe cho Nguyễn Khê rồi biến mất mấy ngày.

Nguyễn Khê cho rằng anh ấy ‘Cải tà quy chính, quay đầu là bờ’, định từ bỏ cửa hàng để làm kinh doanh, quay về lại nghề sửa xe vốn có của mình, hoặc là đi tìm công việc tử tế nào khác, làm công nhân trong một công xưởng v..v

Nhưng anh ấy xuất hiện sau ba bốn ngày biến mất thì vẫn cùng với Nguyễn Khê và Nguyễn Khiết kéo hàng hóa ra bày ở bên đường. Nguyễn Khê tò mò hỏi anh ấy: “Mấy ngày nay đi đâu làm gì vậy?”

Nguyễn Khiết: “Nữ thần không cho anh đến à?”

So với lúc trước thì Tạ Đông Dương có vẻ trầm lặng và nghiêm túc hơn rất nhiều, vừa nhìn là đã biết trong lòng có tâm sự, anh ấy cũng không cười, bộ dạng nghiêm túc đứng đắn của anh khá là nam tính, chỉ nhìn Nguyễn Khê và Nguyễn Khiết rồi nói: “Cãi nhau rồi, đừng nói nữa.”

Nguyễn Khiết chớp chớp mắt nhìn anh ấy: “Không phải anh… nổi nóng với nữ thần đấy chứ?”

Tạ Đông Dương cúi đầu: “Tôi không xứng với cô ấy, tôi thừa nhận.”

DTV

Thực ra chuyện này cũng không phải nữ thần đến tìm anh ấy mới cãi nhau, anh ấy ở Đại Sách Lan bày ra một quầy hàng ở đây, hễ là có người ở trong hẻm đến chơi mua đồ trên đường thì dĩ nhiên sẽ bắt gặp anh ấy, nữ thần vẫn luôn nói với anh ấy đừng làm nữa, nhưng anh ấy không nghe.

Chuyện này không phải mới nói một hai lần, vì vậy nữ thần đã trực tiếp bày ra khuôn mặt cau có khi đến trước cửa hàng vào lần trước.

Sau đó cô lại thuyết phục Tạ Đông Dương thêm hai lần nữa, ép anh ấy đi tìm chuyện gì đó có thể diện mà làm.

Thực sự thì Tạ Đông Dương đã suy nghĩ rằng có nên buông bỏ không làm việc này nữa, rồi đi tìm một công việc tử tế nào đó để làm, để cho nữ thần và ba mẹ cô ấy hài lòng, ôm lấy người đẹp, kết hôn rồi sống một cuộc đời yên ổn, sinh một đứa con rồi làm ba.

Nhưng mấy ngày nay, anh ấy ở trong nhà, càng suy nghĩ thì trong lòng càng thấy khó chịu.

Nữ thần lại đến dạy bảo anh ấy, quở trách anh ấy, đúng lúc trong lòng anh ấy đang uất ức, trong lúc ấy nhất thời không muốn làm cháu trai nữa, thế là lần đầu tiên nổi giận phản bác lại lời nói của nữ thần, sau đó nữ thần phát hỏa hai người làm ầm lên rồi cứ thế tan vỡ.

Thậm chí Tạ Đông Dương vỗ bàn nói: “Anh biết em xem thường anh, chê anh không có công việc đàng hoàng, chê anh làm mất mặt, anh cũng tự xem thường bản thân mình. Từ nay về sau, anh sẽ không làm em lỡ dở nữa, em yêu ai thì đi tìm người đó, anh không hầu hạ nữa.”

Nữ thần nỗi giận đến đỏ mặt, ném cho Tạ Đông Dương một câu: “Tạ Đông Dương, anh đừng có hối hận! Anh không trân trọng cơ hội mà tôi trao cho anh, không phải là tôi xem thường anh, mà là bộ dạng này của anh, không cầu tiến, không nỗ lực, chỉ muốn làm những việc đầu cơ trục lợi, cả đời này của anh sẽ không có tiền đồ, anh sẽ bán hàng trên đường cả đời, để xem ai là người xem thường anh.”

Nguyễn Khê và Nguyễn Khiết nghe xong, Nguyễn Khiết thương cảm nói: “Anh thảm thật.”

Tạ Đông Dương: “…”

Bạn cần đăng nhập để bình luận