[Thập Niên 70] Tiểu Thợ May Xinh Đẹp

Chương 142

Bầu trời xám xịt, mưa rơi liên tục ba ngày, cho đến khi ông thợ may hạ huyệt mới dừng.

Nguyễn Khê đội mũ, mặc áo tang và áo mưa, đạp lên vũng bùn quay về tiệm may. Nguyễn Thúy Chi đi bên cạnh nắm tay cô, vô thức xoa nhẹ để an ủi tâm trạng của cô.

Cô ấy chỉ mới quen biết ông thợ may được nửa năm, hơn nữa bình thường cũng rất ít khi nói chuyện nên gần như không có tác động gì về mặt tình cảm. Cô ấy chỉ giúp đỡ hầu hạ ông ấy thôi mà đã cảm thấy rất buồn rồi, huống hồ là Nguyễn Khê.

Nguyễn Khê hai mắt đỏ hoe, đi trên đường không nói gì.

Nhà ông thợ may ba đời con một, ông ấy lại không cưới vợ sinh con nên không còn người thân thích gì.

Đám tang của ông ấy do Nguyễn Thúy Chi, Nguyễn Trường Sinh và Nguyễn Khê tổ chức, những người đến cúng viếng trong lễ tang cũng là mấy người trong thôn làng gần đây. Không có nhiều người thật lòng thương xót, dù sao ông thợ may cũng đã lớn tuổi rồi.

Nguyễn Trường Sinh đuổi theo từ phía sau, đi bên cạnh Nguyễn Thúy Chi và Nguyễn Khê, hỏi: “Đi đến tiệm may hay là về nhà?”

Nguyễn Thúy Chi quay đầu nhìn Nguyễn Trường Sinh, nói: “Chị và Tiểu Khê quay về tiệm may dọn dẹp một chút trước đã, dọn dẹp xong sẽ về nhà.”

Nguyễn Trường Sinh gật đầu: “Được, vậy em đi về trước đây.”

Ba người đi cùng nhau trên con đường nhỏ rồi tách ra, Nguyễn Khê và Nguyễn Thúy Chi quay về tiệm may.

Nguyễn Khê định dọn dẹp sạch sẽ mọi thứ trong nhà, một tháng tới sẽ ngừng kinh doanh, không làm nữa.

Trong nhà, cứ những vật dụng cá nhân của ông thợ may thì đều được dọn dẹp từ trước và được chôn cất theo ông ấy. Quay lại cửa tiệm, mở cửa phòng ra, bây giờ nhìn vào trong căn phòng chỉ cảm thấy lạnh lẽo và trống trải.

Nguyễn Thúy Chi và Nguyễn Khê cởi mũ và áo tang, lại dọn dẹp căn phòng một lần nữa.

Khi làm lễ tang, trong nhà rất bừa bộn, nói chung cần phải dọn dẹp một lượt.

Nguyễn Thúy Chi vừa dọn dẹp vừa nói với Nguyễn Khê: “Không biết Đại Mễ đi đâu rồi, mấy ngày nay không thấy nó về.”

Nguyễn Thúy Chi vừa dứt lời, Nguyễn Khê đang cầm moi dưới gầm giường bỗng nhiên khựng lại.

Cô lôi Đại Mễ đang nằm dưới gầm giường ra, phát hiện cơ thể nó đã hoàn toàn cứng đờ.

Nguyễn Thúy Chi đến xem Đại Mễ, đôi mắt tối sầm lại, hít một hơi thật sâu.

Một lúc sau, cô ấy khẽ nói: “Nó đi theo ông cụ Tống rồi.”

Trên người Đại Mễ không có vết thương gì, có lẽ bản thân nó tuyệt thực khiến mình c.h.ế.t đói.

Nguyễn Khê không nói gì, cẩn thận đặt Đại Mễ xuống.

DTV

Sau khi quét dọn phòng xong, cô để Đại Mễ vào trong giỏ tre, cầm xẻng rồi lại đi đến phần mộ của ông thợ may.

Cô đào một cái lỗ nhỏ ở bên cạnh, thả Đại Mễ vào trong đó rồi xúc từng lát xẻng, chất thành một mô đất nhỏ.

Tiệm may tạm ngừng kinh doanh một tháng, sân nhà khóa chặt.

Trong tháng này Nguyễn Thúy Chi không đến tiệm may mà làm việc trong một nhóm sản xuất. Thỉnh thoảng Nguyễn Khê sẽ đến tiệm ngồi một mình ở đó một lúc, đa số thời gian cô ở cùng Lăng Hào, cùng cậu chăn heo, đọc sách.

Cô định để đầu óc mình thư giãn một khoảng thời gian, sau đó lại tiếp tục cuộc sống của mình.

Bởi vì khi ở bên cạnh Lăng Hào mới thấy thoải mái nhất, cho nên mỗi ngày cô đều đến tìm cậu.

Hai người ngồi trên sườn núi xem heo ăn cỏ.

Trong cặp sách của Lăng hào thường để đồ, hôm nay lại đựng hai viên kẹo sữa rất hiếm.

Ngậm kẹo sữa trong miệng, mùi sữa ngọt ngào chảy xuống theo cổ họng. Hai người nằm trên sườn núi, ngẩng đầu nhìn bầu trời.

Mùa hè bầu trời quang đãng xanh vời vợi như vừa được gội rửa, từng áng mây trắng trôi hững hờ, nhẹ tênh như cây kẹo đường.

Nếu như kéo xuống rồi cắn một cái, có lẽ cũng có vị sữa.

Nguyễn Khê nghĩ như vậy.

Vị sữa trong miệng cô vẫn còn chưa tan hết, bỗng nhiên nghe tiếng tiếng hô vội vã.

Nguyễn Khê ngồi dậy nhìn về nơi phát ra âm thanh, chỉ thấy Nguyễn Khiết đang tìm cô.

Nguyễn Khiết chạy đến trước mặt cô, thở hồng hộc nói: “Chị, có người đến tìm chị, nói là người thân của ông thợ may.”

Nghe lời này, Nguyễn Khê hơi sững sờ, vội vàng đứng dậy chào Lăng Hào, sau đó cùng Nguyễn Khiết quay về nhà.

Lăng Hào nhìn cô đi theo Nguyễn Khiết, bản thân cũng vội vàng lùa heo về nhà, nhốt kỹ heo rồi đi đến nhà họ Nguyễn.

Nguyễn Khê đi về nhà cùng Nguyễn Khiết, chỉ nhìn thấy một bà cụ tóc bạc trắng và hai người đàn ông trung niên đang ngồi trong nhà mình.

Gương mặt ba người này rất lạ, cô chưa nhìn thấy lần nào.

Nguyễn Khê không biết nên chào hỏi ra sao, bèn hỏi: “Mọi người đến đây tìm cháu?”

Cô hỏi xong, ba người kia còn chưa kịp trả lời đã thấy Nguyễn Chi Cao và Nguyễn Trường Sinh quay về. Đi theo sau họ còn có Nguyễn Thúy Chi và Tôn Tiểu Tuệ. Tôn Tiểu Tuệ đi thẳng vào phòng bếp, ba người Nguyễn Chi Cao đứng bên cạnh Nguyễn Khê.
Bạn cần đăng nhập để bình luận