Thập Niên 90: Nữ Phụ Mua Nhà Phất Nhanh

Chương 117

"Trước khi phát triển dự án, chúng tôi có thể cho phép khách hàng đăng ký, ký hợp đồng, thu trước một khoản tiền coi như là tiền đặt cọc”.

"Sau đó, trong suốt quá trình xây dựng và phát triển dự án, chúng ta có thể ứng trước các khoản đặt cọc để phục vụ cho việc duy trì nguồn nguyên vật liệu, chi phí xây dựng,... hơn nữa, ngay cả khi thiếu vốn, vẫn có thể vay một khoản nhỏ từ ngân hàng."

"Khi hoàn thành các bước bàn giao nhà ở, chúng ta có thể thu phần tiên nhà còn lại.

"Đối với những khách hàng gặp khó khăn về tài chính, chúng ta có thể giới thiệu cho họ với ngân hàng để được tư vấn và thực hiện các khoản vay cá nhân".

Trên thực tế, mô hình mua bán căn hộ mà Hứa Bối Đóa nói cũng là một mô hình tiêu chuẩn của các nhà đầu tư và phát triển trong những năm về sau.

Duy nhất có khác biệt chính là đất đai ve sau sẽ càng ngày càng đắt, cho nên rất nhiều nhà đầu tư giai đoạn đầu bỏ vốn đầu tư quá cao, cho dù sau này định giá nhà cao thì bọn họ cũng thường xuyên gặp phải tình trạng tài chính bị đứt đoạn, một khi chuyện này xảy ra, các hạng mục xây dựng bất động sản theo đó có thể sẽ hỏng bét.

Một khi tòa cao ốc bị đình trệ thi công quá lâu sẽ dẫn đến mục nát, khổ nhất chính là dân chúng. Tiền đã trả đợi được bàn giao nhà nhưng cả đời họ cũng không hưởng được nhà của mình, đây cũng là nguyên nhân rất nhiều người cực ghét bỏ nhà có kỳ hạn.

Hứa Bối Đóa nói ra băn khoăn của mình, sau đó hy vọng Lục Hoài Ninh có thể cẩn thận đánh giá rủi ro.

Cô vô cùng nghiêm túc nhìn vào mắt anh, tiếp tục nói:

"Tuy rằng tôi cũng muốn kiếm tiên nhưng chúng ta không thể quá vội vàng."

"Anh có thể suy xét một chút, tóm lại yêu cầu của tôi chính là chúng ta nhất định không được để những ngôi nhà chưa hoàn thành mà giao cho khách hàng, chúng ta không thể làm chuyện tồi tệ như thế với bất kỳ người dân mua nhà nào!"

Lục Hoài Ninh từ nhỏ lớn lên ở Lục Gia, trong nhà cũng thấy những người làm ăn thường xuyên lui tới, lục đυ.c, nham hiểm, giả dối, tùy tiện hãm hại,... miễn là kiếm được tiền.

Anh lần đầu tiên nhìn thấy thái độ hợp tác xuất phát từ lòng chân thành, thuần túy trong sạch. Đây vẫn luôn là điều mà anh luôn hướng tới.

Anh gật đầu, trịnh trọng hưởng ứng nói: "Được."

"Tôi sẽ xem xét tài chính và sắp xếp lại quy trình, cô hãy chờ tin tốt của tôi."

Ở thời đại của Hứa Bối Đóa, chuyện nhà cửa hỏng hóc vốn không ít, hơn nữa, một khi nhà cửa hỏng hóc, nhà đầu tư chạy trốn, trong khi ngân hàng vẫn tiếp tục không ngừng thu khoản vay của cư dân...

Người mua nhà vừa phải trông coi tòa nhà bỏ hoang vô phương cứu chữa, vừa phải tiếp tục trả nợ thế chấp cho ngân hàng, nếu không có công việc, cuộc sống của họ đều sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Nhà đầu tư vô lương tâm, cô tuyệt đối không làm!

Dù là hậu thế, tình huống mua nhà có kỳ hạn vẫn là rất nhiều, cho nên khi người mua đối với loại nhà này không có đủ hiểu biết, xuống tay vẫn cần phải rất thận trọng.

Hứa Bối Đóa đã gặp qua rất nhiều trường hợp.

Ví dụ như thời điểm mua nhà có kỳ hạn, xung quanh quy hoạch rất tốt, có công viên, trường học gì đó, kết quả về sau khi chính thức bàn giao lại chớp mắt trở thành khu vực xung quanh trước đó từ công viên biến thành nhà xưởng...

Cái này cũng không tính là gì, đáng sợ nhất chính là khu vực này đột nhiên xuất hiện một kiến trúc khó có thể chấp nhận nổi, ví dụ như bãi rác, nghĩa trang công cộng, v... v..., ở nơi này tâm lý muốn mua nhà sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.

Người mua nhà gặp tình huống này đôi khi đành phải quay xe...

Còn có một loại là tài chính của người mua không đủ xoay sở.

Có người khi mua nhà có kỳ hạn, kinh tế đi lên, tình hình công việc tốt, thu nhập dự kiến cũng rất cao, vì vậy mua nhà có tổng giá trị cao, kỳ thực đã vượt quá khả năng chịu đựng kinh tế của họ.

Sau đó, khi kinh tế bất ngờ dần đi xuống hoặc ngành nghề suy thoái, mức thu nhập giảm mạnh.

Nhưng tiền lãi hầu như không giảm! Vốn lưu động mỗi tháng ít đi rất nhiều nhưng mỗi tháng phải gang trả lãi cho ngân hàng!

Lúc này, mức sống sẽ giảm mạnh.

Thời gian tồi tệ kéo dài, thu nhập không gánh nổi khiến họ lâm vào cảnh nghèo khó, bất lực đành cắt khoản vay.

Mà sau khi ngừng vay, thời gian qua coi như vô nghĩa...

Nếu giá nhà tăng, có lẽ tình hình còn có thể khá hơn một chút.

Nếu giá nhà giảm, đó sẽ là một cơn ác mộng.

Sau khi cắt khoản vay, ngân hàng sẽ xác định bạn không có khả năng trả nợ và thực hiện thế chấp tài sản của bạn sau đó tiến hành bán đấu giá chính thức.

Mức giá của phiên đấu giá này, bình thường sẽ thấp hơn giá thị trường một chút. Cho nên dù là như thế nào, căn nhà này cuối cùng sẽ đạt được một mức giá nhất định, nếu như giá trị đầy đủ, như giá nhà tăng đủ cao, giá bán đấu giá có thể khấu trừ tiền thế chấp còn thừa, thì sẽ tiến hành khấu trừ.

Món nợ của bạn đã trả hết nhưng căn nhà không thuộc về bạn. Đương nhiên, khoản thanh toán đặt cọc ban đầu, cũng trôi theo dòng nước như chưa từng là của bạn.

Xui xẻo nhất chính là, giá nhà giảm, tiền bán đấu giá nhận được thấp hơn nhiều so với giá mua nhà lúc đó của bạn. Như vậy, sau khi đấu giá xong, tiền nhận được vẫn không thể bù đắp khoản nợ bạn vay.

Lúc này bạn không chỉ không có nhà, khoản thanh toán đầu tiên cũng trôi theo dòng sông, mà còn nợ ngân hàng, khổ sở gắng gượng làm công tiếp tục trả nợ.

Rất nhiều người gặp phải loại phong ba này, chịu không nổi đả kích mà gieo mình theo dòng sông... mặc cho thân xác này trôi đến đâu, mong là tới được chân trời mới rộng mở hơn...

Loại đả kích này là rất khủng bố, nhà ở thường thường đại diện cho khối tài sản kếch xù, tượng trưng cho khoản tiết kiệm gần hơn nửa đời người, nếu như toàn bộ trôi theo dòng nước, chi bằng bản thân họ cũng mặc cho dòng nước cuốn trôi...

Hứa Bối Đóa nuốt một ngụm nước miếng.

Bất luận là như thế nào, mua nhà ở thập niên 90 nhất định là sẽ không thua thiệt.

Giá nhà thời này vẫn còn như diều chưa gặp gió... "Mùa của những cánh diều no gió" sắp đến rồi chăng!?
Bạn cần đăng nhập để bình luận