Xuyên Thành Vai Phụ Pháo Hôi, Dựa Vào Dị Năng Bước Lên Đỉnh Cao Nhân Sinh

Chương 426

Cô ta mới hẹn hò với Từ Khải Phát được hai tháng, chất lượng cuộc sống của đã tăng vọt. Số tiền tiêu vặt mà Từ Khải Phát đưa cho cô ta mỗi lần đều bằng tiền lương mấy tháng của cô ta. Mỗi lần anh ta tặng cô ta quần áo và đồ trang sức, chúng toàn là những món đồ thời trang không bán ở các cửa hàng bách hóa, nhìn là biết là đồ Hồng Kông.

Giờ đây, tất cả những người đồng nghiệp nữ chưa lập gia đình trong nhà máy đều ghen tị với cô ta.

Sau khi đưa người đến cổng nhà máy, trước khi xuống xe, Từ Khải Phát lấy từ trong túi ra hơn mười, hai mươi tờ tiền to, đưa cho Phạm Hoa Phương.

“Mấy ngày nay anh có chút việc bận, có thể không đi cùng em được, em cầm lấy tiền, thích gì cứ mua.”

Phạm Hoa Phương nhận tiền, cười nói: “Anh Phát, anh tốt với em quá! Anh đừng làm việc quá sức nhé, chú ý đến sức khỏe.”

Nói xong, cô ta ta mạnh dạn hôn lên má Từ Khải Phát, rồi vui vẻ bước xuống xe.

Buổi tối, sau khi Tô Dịch Viễn bận xong thì gọi vài món ăn mang về, còn cầm thêm một chai rượu, mang đến chỗ Từ Khải Phát.

Sau khi nói chuyện kinh doanh, Tô Dịch Viễn mượn rượu, quyết định nhắc nhở Từ Khải Phát. Nhưng anh ta chỉ nhắc lần này thôi, sau này như thế nào, anh ta không quan tâm. “Anh Phát, có vài lời nói ra sợ anh không vui, nhưng tôi vẫn muốn nói một lần.”

“Phạm Hoa Phương và tôi là bạn học được ba năm, người này à, khá hợm hĩnh, không phải là người có thể chia sẻ khó khăn. Cá nhân tôi nghĩ, cô ta không phù hợp.” Anh ta không nói gì về việc cô ta đã dụ dỗ anh ta nhiều lần, để đỡ làm cho anh Phát thấy ngại.

Từ Khải Phát im lặng một lúc rồi thở dài: “A Viễn, cô ta ham tiền của tôi, tôi biết.”

“Nhưng A Viễn à, tôi không giống với anh, anh là con trai của một cán bộ cấp cao, lại là một sinh viên đại học. Bây giờ công việc kinh doanh của anh đã phát triển, chọn đối tượng như thế nào cũng đều phù hợp hết.”

“Tôi chỉ có bằng tốt nghiệp tiểu học, gia cảnh không tốt, tuổi cũng lớn, ưu điểm duy nhất là có tiền. Phạm Hoa Phương là ứng cử viên sáng giá nhất tôi có thể gặp vào lúc này.”

Năm nay Từ Khải Phát 35 tuổi, mấy năm nay, vì nhiều lý do khác nhau mà anh ta chưa lập gia đình. Giờ đây, quá trình cải cách mở cửa đã bắt đầu, công việc kinh doanh của anh ta dần dần có thể nhìn thấy ánh sáng, anh ta cũng nảy sinh ý định lập gia đình.

Anh ta đã tiếp xúc với người dân ở Hồng Kông, rất đồng tình với quan niệm ở bên đấy: “Chỉ số IQ của vợ sẽ ảnh hưởng đến chỉ số IQ của thế hệ sau.”, nên khi tìm đối tượng, anh ta luôn tìm kiếm người có bằng cấp phổ thông trở lên.

Anh ta rất hài lòng khi tìm được Phạm Hoa Phương, một sinh viên đại học.

Anh ta biết cô ta ham tiền của anh ta, nhưng điều đó thì liên quan gì đâu? Anh ta có rất nhiều tiền, anh ta chỉ muốn gen tốt của cô ta mà thôi. Phạm Hoa Phương có ngoại hình ưa nhìn, lại còn là sinh viên đại học, chắc những đứa con cô ta sinh ra sẽ không đến nỗi quá tệ.

Những người giàu có ở thành phố Hồng Kông, dù là vợ hay người tình, đều sẽ được khen thưởng nếu sinh được con trai, anh ta cũng chỉ làm theo mà thôi.

Chỉ cần Phạm Hoa Phương sinh cho anh ta một cậu con trai thông minh khỏe mạnh, bao nhiêu tiền anh ta cũng cho được hết.

Sau khi Tô Dịch Viễn nghe những gì Từ Khải Phát nói thì kinh ngạc: “Anh Phát, anh rất tốt, không cần thiết phải hạ thấp bản thân như vậy.”

Từ Khải Phát cười, xua tay và nói: “Yên tâm, tôi tự nhận thức được mà.”

Bản thân A Viễn cũng là người độc thân, làm sao anh ta có thể hiểu được chuyện này.

Nếu Từ Khải Phát đã nói như vậy, thì Tô Dịch Viễn không nói nữa, hai người tiếp tục uống rượu và nói chuyện khác.

Ngày 1 tháng 11, Tô Mạt đến phòng chiêu thương đầu quân. Cô phát hiện trong đó có đến hơn một nửa là người được điều động từ trung tâm ngoại thương sang.

Nghĩ lại cũng đúng, người của trung tâm ngoại thương vốn tiếp xúc với thương nhân nước ngoài thường xuyên, ít nhiều cũng có quan hệ, lại không gặp trở ngại về ngôn ngữ, để họ đi chiêu thương đương nhiên lợi thế hơn người khác.

Lúc bấy giờ, đúng vào dịp hội chợ, người của phòng chiêu thương đều dốc hết sức lực đi thăm hỏi những thương nhân nước ngoài hoặc Hoa kiều quen biết trước đó để thu hút đầu tư.

[Truyện được đăng tải duy nhất tại monkeydtruyen.com - https://monkeydtruyen.com/xuyen-thanh-vai-phu-phao-hoi-dua-vao-di-nang-buoc-len-dinh-cao-nhan-sinh/chuong-426.html.]

Bởi vì trước đó đã tích lũy được nguồn lực, sau khi Tô Mạt đến, cô lập tức tự mình bắt tay vào công việc. Cô chọn lọc ra những thương nhân nước ngoài từng tiếp xúc, kinh doanh trong ngành phụ kiện may mặc, đi nói chuyện với từng người một.

Ngành may mặc của Quảng Châu không phải là ngành nghề nổi lên ngay từ những ngày đầu cải cách mở cửa mà sau khi ngành thương mại “tam lai nhất bổ*” phát triển, đến năm 85 bắt đầu hình thành quy mô và bước vào thời kỳ thịnh vượng vào những năm 90.

*Đây là hình thức gia công phổ biến ở Trung Quốc giai đoạn 1979 - 2000, bao gồm: gia công với nguyên liệu do đối tác cung cấp, gia công theo mẫu do đối tác cung cấp, lắp ráp với linh kiện do đối tác cung cấp, bù đắp thương mại.

*Đây là hình thức gia công phổ biến ở Trung Quốc giai đoạn 1979 - 2000, bao gồm: gia công với nguyên liệu do đối tác cung cấp, gia công theo mẫu do đối tác cung cấp, lắp ráp với linh kiện do đối tác cung cấp, bù đắp thương mại.

Lúc bấy giờ, Quảng Đông đã là nhà máy gia công thế giới, rất nhiều phụ kiện may mặc gia công từ nước ngoài chảy ra từ các nhà máy, dần dần hình thành quy mô ở Quảng Châu.

Điều Tô Mạt muốn làm bây giờ chính là muốn đẩy nhanh quá trình này bằng sự nỗ lực của bản thân.

Hiện tại tiệm bán quần áo nhìn chung buôn bán cũng được, nhưng cũng chỉ là làm ăn nhỏ lẻ ở Quảng Châu mà thôi, muốn hình thành quy mô chỉ dựa vào mấy cửa hàng nhỏ lẻ làm ăn nhỏ lẻ là không được, phải thu hút được những nguồn vốn lớn mới được.

Trong lúc phòng chiêu thương đang bận rộn chiêu thương thu hút đầu tư, trên các phương tiện truyền thông lại phát ra một tin tức khiến người ta phấn chấn.

Thôn Tiểu Cương năm ngoái đã ký kết hợp đồng chia ruộng đến từng hộ, năm nay đã thu hoạch xong toàn bộ lương thực vào tháng 10. Sau khi cân đo, tổng sản lượng lương thực năm nay đạt 66 tấn, tương đương với tổng sản lượng lương thực của cả đội trong 5 năm từ 1966 đến 1970.

Trong một thời gian ngắn, chế độ trách nhiệm khoán hộ gia đình lại một lần nữa được nhắc đến, cả nước hăng hái thảo luận.

Những gia đình có nhiều lao động thì ước gì ngày mai nhà nước ban hành văn bản, bắt đầu chính sách “giao đất cho hộ gia đình tự sản xuất”, những gia đình có ít lao động hoặc thích lười biếng thì lại phản đối.

Dù sao ở trong đại đội, cho dù không làm việc gì thì cũng luôn có lương thực ăn theo đầu người, ít nhất sẽ không c.h.ế.t đói. Nếu ruộng đất được chia đến tay mình, một ngày không làm thì sẽ c.h.ế.t đói.

Quảng Đông là tỉnh đi đầu trong công cuộc cải cách, đương nhiên tích cực thử nghiệm chế độ mới, các vị lãnh đạo tỉnh bàn bạc, lập tức chọn ra mấy thành phố, huyện trọng điểm, năm sau thi hành chính sách “giao đất cho hộ gia đình tự sản xuất” thí điểm, xem sản lượng như thế nào rồi quyết định có nên phổ biến toàn tỉnh hay không.

Mặc dù những tỉnh khác không mạnh tay như Quảng Đông, nhưng cũng đang thí điểm ít nhiều, công cuộc cải cách đang dần dần được tiến hành.

Sau hơn một tháng nỗ lực, Tô Mạt cuối cùng cũng đàm phán thành công với hai thương hiệu quần áo lớn, thuyết phục họ đồng ý xây dựng công xưởng ở Quảng Châu. Đồng thời cũng giúp các xưởng may trong nước nhận được vài đơn hàng gia công theo mẫu.

Đến lúc đó một số sản phẩm không đạt tiêu chuẩn kiểm tra và sản phẩm dư thừa, sẽ chảy vào thị trường Quảng Châu. Hàng hóa nhiều, tự nhiên sẽ hình thành quy mô, những người nhạy bén tự nhiên sẽ đến Quảng Châu.

Đơn hàng gia công dễ bàn, xây dựng công xưởng thì không dễ dàng như vậy, chỉ riêng việc xin cấp đất thôi cũng phải chạy thủ tục rất lâu.

Cũng may nhà họ Tô có công ty tư vấn dịch vụ, Tô Mạt cũng cam đoan có thể tìm công ty giúp họ lo liệu thủ tục, hai thương hiệu quần áo đó mới đồng ý xây dựng công xưởng ở Quảng Châu.

Đợi đến khi các dự án đầu tư được đàm phán xong, bước vào giai đoạn thực hiện, Tô Mạt lập tức giới thiệu Tô Dịch Viễn cho hai vị thương nhân nước ngoài, giao việc chạy thủ tục và thi công công xưởng cho công ty tư vấn dịch vụ nhà họ Tô, bọn họ chỉ cần đến nghiệm thu vào thời gian quy định trong hợp đồng là được.

Không phải Tô Mạt lấy công việc chung để mưu lợi riêng mà là công ty cùng loại không có mấy nhà, mà có thực lực đảm bảo tiến độ công trình thì lại càng ít hơn. Đầu tư là do Tô Mạt kéo đến, đương nhiên cô phải lựa chọn công ty nhà mình mới yên tâm.

Sau khi công ty khai trương, việc kinh doanh vốn đã không tệ, lại thêm hai đơn hàng lớn mà Tô Mạt kéo đến, cộng thêm những đơn hàng sẽ có trong tương lai, nhà họ Tô lại mua thêm 5 chiếc xe tải, đội vận tải tăng lên 10 chiếc xe.

Đồng thời còn thành lập thêm một bộ phận xây dựng, tạm thời chủ yếu là trang trí và nhận các dự án nhỏ, dần dần phát triển rồi mở rộng quy mô.

Cuối tháng 12, Lục Trường Chinh cũng dẫn đội từ tiền tuyến trở về. Chiến sự tạm thời kết thúc, một số cuộc giao tranh nhỏ giao cho các bộ đội tuyến đầu ở địa phương lo là được rồi.

Lục Trường Chinh bọn họ mang theo huân chương và bằng khen trở về, không ít người được thăng chức, Lục Trường Chinh cũng được thăng một cấp, từ sư trưởng lên phó quân, tiền lương cũng được điều chỉnh tăng lên không ít, được 252 tệ một tháng.

Nếu nhà họ Tô không kinh doanh thì mức lương này cũng cao nhất rồi, nhưng sau khi đã kinh doanh thì số tiền này không đáng để tâm đến nữa.

Cùng với công cuộc cải cách mở cửa, những năm về sau, chênh lệch thu nhập sẽ ngày càng rõ ràng, tuy nhà nước cũng có mấy lần điều chỉnh lương, nhưng vẫn có ngày càng nhiều người từ chức xuống biển kinh doanh.

Bạn cần đăng nhập để bình luận