Trọng Sinh Làm Hoàng Đế Ta Khuấy Đảo Thiên Hạ
Chương 19: Chương 19
19.
Ta là hoàng đế, chỉ cần trao cho họ quyền lực và bệ phóng mà họ luôn khao khát, thì chẳng lo họ không trung thành với ta.
Tổng binh Mạc Bắc – Lương Tiến – khải hoàn hồi triều.
Tuy Lương Tiến lần này lập đại công, gần như tiêu diệt sạch Hung Nô.
Nhưng lại bị các ngôn quan dâng tấu tố cáo binh lính dưới trướng hắn cướp bóc, đốt phá, phạm quân luật, yêu cầu nghiêm trị Lương Tiến.
Lần này không phải vu cáo, mà là chứng cứ rành rành, không thể chối cãi.
Trong đại điện kim bích huy hoàng, ta ngồi trên ngai cao, ánh mắt như đuốc, từ trên cao nhìn xuống Lương Tiến.
Lương Tiến khoảng hơn bốn mươi, khoác giáp trụ, vào triều khi ấy khí thế lẫm liệt, giờ đây lại lộ rõ vẻ hoang mang bất an, mồ hôi từ trán nhỏ xuống. Giọt mồ hôi rơi lên nền đá lạnh buốt, phát ra tiếng động khe khẽ.
Ta ném tập bằng chứng mà các ngôn quan vất vả thu thập xuống trước mặt hắn…
“Lương Tiến, khanh là cánh tay đắc lực của trẫm, sao lại phạm đại sai như thế?!”
Fl Cá Bống Kho Tiêu trên facebook/ tiktok để ủng hộ nhà dịch nha.
Cảm ơn mọi người rất nhiều ạ.❤️❤️❤️
Giọng ta trầm thấp uy nghiêm, vang dội trong đại điện như sấm rền.
Lương Tiến toàn thân run rẩy, đầu cúi thấp đến mức gần chạm đất.
“Thân là tổng binh ba quân, lại không quản được quân sĩ, để mặc họ đốt phá cướp bóc, làm điều bậy bạ – lỗi này, há có thể tha nhẹ?”
Không khí trong điện lập tức đông cứng, như ngay cả không khí cũng run rẩy.
Lương Tiến mặt lộ vẻ không cam tâm, nhưng cuối cùng vẫn phủ phục nhận tội:
“Thần đáng chết! Thân là chủ tướng, lại không siết chặt quân kỷ, khiến binh lính phạm điều cấm, thần xin nhận phạt!”
Ta nhìn về phía quần thần, hỏi ý họ.
Một nửa cho rằng nên nghiêm trị Lương Tiến vì “dùng binh bừa bãi, phạm quân lệnh, làm càn làm quấy.”
Một nửa khác lại cho rằng: Lương Tiến tuy có sai, nhưng công lớn hơn tội, có thể xem như công tội cân bằng.
Lại có vài người nói: Diệt Hung Nô là đại công, lơi lỏng quân kỷ là tiểu tội, sao có thể vì tiểu tội mà xóa đại công? Không thể làm lạnh lòng công thần.
Nhìn thần tử cãi nhau ầm ĩ, ta đã có chủ ý, chậm rãi nói:
“Đạo làm tướng, trước tiên là trị quân. Quân không kỷ luật, thì chẳng thể thành quân đội, chẳng thể dựng uy ba quân. Khanh từ ngày lĩnh binh, tuy cần mẫn ngày đêm, nhưng trong việc chỉnh đốn quân kỷ còn nhiều thiếu sót, khiến binh sĩ khinh thường lệnh cấm, tự tung tự tác – đây là lỗi của khanh.”
Ta vừa nói vừa quan sát phản ứng của Lương Tiến.
Hắn vẫn quỳ, nhưng gương mặt rõ ràng lộ vẻ không cam.
Ta tiếp tục:
“Thưởng phạt nghiêm minh thì dân mới phục. Pháp không nể quý, dây mực không cong theo vật, nay quân dưới trướng khanh có người phạm tội, khanh tự nhiên phải chịu trách nhiệm đầu tiên, để làm gương cảnh tỉnh.”
Ta nâng cao giọng:
“Bách tính là gốc của quốc gia, là chủ của xã tắc. Tội của khanh, không thể nhẹ tha. Nhưng khanh công lao hiển hách, trung thành với trẫm, lại đại thắng Hung Nô, nêu cao quốc uy – trẫm sao có thể vì tội nhỏ mà xóa bỏ công lớn?”
Lương Tiến nhanh chóng ngẩng đầu liếc nhìn ta, rồi lại cúi đầu đập mạnh trán xuống nền.
“Thần tạ ơn bệ hạ khoan dung.”
Ta tiếp:
“Tổng binh ba quân Lương Tiến, lơi lỏng quân kỷ, khiến quân sĩ dưới trướng h.i.ế.p đáp dân lành – tội này phải phạt. Phạt đánh ba mươi trượng, khấu trừ nửa năm bổng lộc, để răn binh luật.”
Sau khi trượng hình xong, ta lớn tiếng tuyên bố:
“Tổng binh Lương Tiến phá tan Hung Nô, lập công oanh liệt, xứng đáng được phong hiệu Long Vũ tướng quân, ban thưởng trăm lạng vàng để khen công. Quân sĩ dưới trướng hắn, ai có công thì thưởng, ai phạm lỗi thì phạt – đó mới là đạo trị quân. Ngày mai trình sớ tấu xin phong thưởng, mọi việc ban thưởng phạt tội, giao cho Hộ bộ xử lý, để chứng rõ công bằng.”
“Thần tạ ơn thánh ân.” Lương Tiến lại dập đầu, giọng đầy xúc động, mặt như muốn rơi lệ.
“Trẫm không phải kẻ vô tình,” ta chậm rãi nói, “biết khanh trong lòng có hổ thẹn, nên mới lấy phạt trước thưởng sau, để răn kẻ sau.”
Dứt lời, ta lấy một huân chương sáng lấp lánh từ bên cạnh rồng bảng, tự tay bước xuống, đeo lên n.g.ự.c cho Lương Tiến.
Gần sát quan sát, thấy hắn mặt đầy kích động, kìm nước mắt, cúi đầu tạ ơn.
Ta đỡ hắn dậy:
“Không cần đa lễ, về dưỡng thương đi, trẫm còn trọng trách khác muốn giao cho khanh.”
Sau đó, các tướng trấn thủ biên cương lần lượt về kinh dâng sớ.
Văn thần triều ta vốn khinh thường võ tướng.
Mỗi lần võ tướng hồi kinh, hoặc vào triều, văn thần lại bày trò – nội dung đàn hặc không ngoài: hiếu chiến, tranh công, tác chiến yếu kém.
Ta đại để đều dùng cách “phạt trước thưởng sau,” đồng thời cải thiện đãi ngộ của võ tướng và binh sĩ thường.
Đối với các thế gia tướng lĩnh nắm binh tự phụ, ta không thể lập tức tước quyền, đành lấy danh nghĩa điều nhiệm, từng bước làm yếu thế lực họ.
Đồng thời, ta ra lệnh cho Binh bộ tu sửa lạ “ Quân Kỷ Điều Lệ” lập thêm Giám Sát Ty” chuyên trách điều tra th@m nhũng, kỷ luật quân đội, trực tiếp nghe lệnh ta.
Chiếu lệnh vừa ban, toàn quân chấn động.
Trước đây, không ít tướng lĩnh ỷ có binh quyền, ngang ngược ở địa phương, ai cũng kiêng dè, ngay cả Binh bộ cũng tránh né.
Giờ Giám sát Ty nghe lệnh trực tiếp từ trẫm, không bị địa phương chi phối, chẳng khác gì chính ta cài tai mắt – chẳng còn ai dám khinh thường nữa.
Văn thần tuy có dị nghị, nhưng không thể phản đối, vì kỷ luật quân đội xưa nay là vấn đề nhức nhối, dân gian oán trách đầy trời. Nếu thật sự chỉnh đốn, cũng coi như một thành tích.
Ta hiểu rõ, nếu muốn thật sự nắm quyền trong tay, không thể chỉ dựa vào mấy đạo thánh chỉ hay vài lần thanh trừng.
Phải sửa từ chế độ, phá từ kết cấu.
Chỉ có như vậy, mới có thể tẩy sạch cũ kỹ, kiến lập một triều đại thái bình thực sự.
Con đường này, ắt phải m.á.u chảy mưa rơi, đầy gian khổ.
Nhưng ta không sợ.
Ta là hoàng đế – chủ của thiên hạ và vạn dân – nếu ngay cả dũng khí ấy cũng không có, thì còn tư cách gì để trị quốc an dân?