Tôi! Cậu Gà Đẹp Nhất - Thủy Noãn Áp Tri

Chương 16: Gà bắn rap

Quý Nguyễn giơ ngón giữa, vuốt sợi tóc đỏ rực ra sau tai, cười tươi như chưa từng xảy ra chuyện gì: "Ngại quá, ai mang cho tôi cái mic với?"

Tiếc thay nơi này không có kèn xô-na cậu giỏi nhất, nếu không cậu đã thổi một bài tiễn đưa anh ta rồi.

Nhưng không sao, cậu không chỉ là bậc thầy kèn xô-na, cậu còn là một rapper!

"Ây dô ~"

Điện thoại bùm một tiếng, mọi người còn chưa kịp phản ứng, Quý Nguyễn đã hát theo beat.

À không, rap theo con beat chứ.

"Ây dô, xem mình là Mozart còn người khác là Salieri, làm tao sắp chết cũng phải bật dậy ni!"

"Mày còn ổn không, có chắc là bản thân mày thật sự ổn không!"

"Bởi vậy! No.1 bảng xếp hạng không cần liêm sĩ! Là mày chứ ai thứ hai!" (bảng xếp hạng không cần liêm sỉ, m thứ nhất không ai thứ hai)

"Tao nghe tiếng đàn của Mozart rơi lệ nỉ non trong đêm!"

"Xô só rì, nay thật 35 à? Ngại quá mắt tao kém nhìn không rõ, cứ tưởng ai kia tóc hoa râm là chú cọp giấy mỏng tang."

"Bóp nhẹ là rách! So sánh là biến!"

...

Quý Nguyễn càng rap càng hăng, cậu liếc mắt xem thường Chu Nguyên phối hợp với lời rap của mình, biểu diễn đủ mọi thần thái của chê bai.

Ngại quá, cậu hát dở thật, nhưng ba con bọn họ thường xuyên battle đấy!

Nhất là sau khi biến thành nguyên hình, cuộc battle sẽ biến thành --

"Cục cục! Cục cục! Cục cục cục! Cục tác!"

"Cạp cạp éc! Cạp cạo! Cạp cạp cạp cạp cạp cạp!"

"Quác quác ----" "Quác -----" "Quác quác!"

Thuận miệng tìm từ, từ ngữ tuôn trào như suối.

"Nếu muốn biết thực lực ai dài lâu hơn, để tao ship cho cái đồng hồ!"

Kết thúc câu cuối, Quý Nguyễn thả mic, nhếch mày cười với Đỗ Cảnh Hú.

Xung quanh yên lặng như tờ, mọi người ngây như phỗng, ai cũng ngơ ngác, mặt mày hoảng hốt, lâu thật lâu cũng chưa thể bình tĩnh lại được.

Chu Nguyên ngại đến mức mặt mày đỏ tía.

"Bốp bốp bốp."

Có người vỗ tay cho cậu.

Là Đỗ Cảnh Hú, hắn không che giấu ý cười, chờ khi Quý Nguyễn đi lại mới lớn tiếng nói: "Hát hay lắm."

"Tạm được tạm được thôi, vẫn kém xa ngài Chu." Quý Nguyễn cong mắt, lời nói khiêm tốn bao nhiêu thì vẻ mặt đắc ý bấy nhiêu.

Nếu mà cậu có đuôi, Đỗ Cảnh Hú dám khẳng định giờ phút này nó đã vểnh lên tận trời.

Đỗ Cảnh Hú không nén nổi mà phì cười. Tim hắn giờ đây như bị ai đục một lỗ lớn, ấm áp cuồn cuộn xông ra từ cái lỗ đó, xua đi sương mù năm xưa, khiến hắn thư thái từ tận đáy lòng.

Quý Nguyễn.

Đỗ Cảnh Hú lẩm nhẩm tên cậu trong lòng.

Lần đầu tiên, có người không thèm quan tâm đến ánh mắt của người khác, bênh hắn một cách trắng trợn, trút giận thay cho hắn dưới hàng chục ánh mắt công chúng.

Có tiếng hừ lạnh vang lên bên cạnh, mặt mày Chu Nguyên xanh mét, tức tối đến mức hiện rõ mồn một trên mặt. Anh ta cố rặn ra nụ cười méo mó: "Cậu bạn nhỏ này, đây là bữa tiệc nghệ thuật, cậu làm càn như vậy, có phải rất không tôn trọng chúng tôi hay không?"

"Cao quý hay bình dân đều là nghệ thuật như nhau." Đỗ Cảnh Hú tiếp lời. Hắn chắn trước mặt Quý Nguyễn, chắn ánh mắt của Chu Nguyên: "Huống chi cậu ấy chỉ đùa một chút, ngài Chu không nên để bụng."

"Tôi cũng thấy rất thú vị, không thấy bất lịch sự ở đâu cả." Tùng An cũng đi lại bên cạnh Quý Nguyễn. Cậu ta đặt tay lên vai Quý Nguyễn, kéo người về phía mình, miệng nở nụ cười toe toét với Đỗ Cảnh Hú quay ra sau nhìn.

Nụ cười rất giả, trong mắt còn có thấp thoáng chút ghen tị.

Nụ cười của Đỗ Cảnh Hú nhạt đi vài phần.

Hắn nhíu nhẹ mi tâm, nhìn Quý Nguyễn một cái rồi nhanh chóng quay đầu đi.

Thấy Quý Nguyễn không chỉ được một người bảo vệ, Ngọc Thanh vội vàng chạy đến kéo người bạn thân Chu Nguyên của mình sang một bên.

Ngọc Thanh: "Ai muốn biểu diễn xin hãy tự nhiên."

Đỗ Cảnh Hú cười, bước lên trước. Hắn đứng bên cạnh cây dương cầm, xoay người lại, dáng vẻ quý ông dịu dàng đã quay lại.

"Làm phiền mọi người rồi." Sau khi cúi chào nhẹ, hắn ngồi xuống.

Giai điệu rộn ràng hoạt bát làm bầu không khí trở về như ban đầu, mọi người lại nở nụ cười, chìm đắm trong âm nhạc mà quên đi sự ngại ngùng ban nãy.

Quý Nguyễn cảm thấy Đỗ Cảnh Hú ngồi bên dương cầm như đang phát sáng, mấy nốt nhạc tung tăng hóa hết thành mũi tên của Cupid, bắn thẳng vào trái tim của cậu.

Bùm bùm bùm!

Không hổ là người cậu thích.

Quá đỉnh!

Tùng An nghiêng đầu nhìn Quý Nguyễn, mắt tối đi.

Bản nhạc kết thúc, mọi người vỗ tay rần rần.

Quý Nguyễn cũng vỗ tay, còn lớn tiếng khen.

Chỉ có Chu Nguyên không nhúc nhích, sắc mặt bí hiểm. Bài Đỗ Cảnh Hú vừa đàn là Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ.

"Ê, ai đó ơi." Quý Nguyễn hô: "Ngài Chu đúng không, không phải ngài so sánh mình như Mozart à, lên đàn một bài đi."

Chu Nguyên, không biết đàn.

Anh ta cắn răng cười gượng: "Cậu Đỗ đa tài đa nghệ, tại hạ bội phục, tôi vẫn nên tập trung vẽ tranh mà thôi."

Vừa dứt lời, chủ nhân căn biệt thự sải bước vào trong, mặt mày vui sướng, vừa đến đã bỏ qua những người khác mà vọt ngay đến bên cạnh Đỗ Cảnh Hú, vỗ lưng hắn, cười to: "Giỏi! Ha ha ha ha ha, giỏi lắm nhóc!"

"Ngài Tiền thích tranh của con lắm, nói muốn ký hợp đồng với con, đặt tranh của con trong phòng trưng bày nghệ thuật đương đại của bọn họ, còn phải tổ chức triễn lãm cá nhân cho con, mời vài nhà sưu tầm nổi tiếng đến tham gia."

Ông ta vừa nói xong, mấy người xung quanh không tin được mà nhìn Đỗ Cảnh Hú.

Sau đó ai cũng vội vàng tỏ vẻ vui mừng, rối rít chúc mừng Đỗ Cảnh Hú.

Phòng trưng bày nghệ thuật đương đại của ngài Tiền, phòng trưng bày nghệ thuật đương đại cao cấp nhất thế giới, cũng là người gốc Hoa duy nhất mở phòng trưng bày nghệ thuật đương đại ở nước M.

Vô số họa sĩ hy vọng tranh của mình có cơ hội được triển lãm ở phòng trưng bày nghệ thuật đương đại của ngài.

Bao gồm Chu Nguyên.

Lúc này mắt anh ta đục ngầu. Nó như con dao rỉ sét, liên tục rạch rồi chém lên người Đỗ Cảnh Hú.

Lão Khang, cũng chính là chủ nhân biệt thự. Đây là một tiền bối đức cao vọng trọng trong giới nghệ thuật, mắt ông đong đầy khen ngợi với tiểu bối trong ngành: "Cảnh Hú, nắm chặt cơ hội này, tiền đồ xán lạn. Nhưng con đường nghệ thuật dài, không được hấp tấp, thầy chờ ngày con tỏa sáng rực rỡ."

Đỗ Cảnh Hú hơi khom người, kính cẩn gật đầu: "Con sẽ nghe theo lời dặn dò. Cảm ơn thầy."

"Ngoan lắm." Lão Khang lại vỗ lưng Đỗ Cảnh Hú. Lúc này, ông nhìn thấy Chu Nguyên mặt mày tối tăm bên cạnh.

Ông là giáo viên vỡ lòng của Chu Nguyên, ông cũng gửi vài bức tranh xuất sắc của Chu Nguyên đến phòng trưng bày nghệ thuật đương đại của ngài Tiền với tranh của Đỗ Cảnh Hú, đáng tiếc, đối phương không thích.

"Tiểu Chu à, con cũng phải ráng lên, còn cơ hội nữa mà." Lão Khang vỗ vai anh ta, an ủi.

Chu Nguyên cố gắng rỏ vẻ rằng mình đang vui: "Vâng thưa thầy."

Quý Nguyễn định lớn tiếng khịa kháy anh ta vài câu, vừa hả miệng chưa kịp nói đã bị ai đó bịt miệng.

Là tay của Đỗ Cảnh Hú.

Quý Nguyễn thấy hắn lắc đầu với mình, trong mắt còn có ý cười. Cậu nhanh chóng biết được ý của hắn, gật đầu tỏ vẻ đã hiểu.

Đủ rồi, cậu không làm liều nữa.

Vì thế cái tay kia rời khỏi miệng của Quý Nguyễn, đặt lên đầu cậu xoa một cái như đang khen cậu.

Quý Nguyễn ngớ người, gà con trong lòng nhảy tưng tưng.

Cậu với Đỗ Cảnh Hú, hình như đã ăn ý hơn rồi nè.

Mái tóc dưới tay mềm mại lắm, Đỗ Cảnh Hú xoa thêm mấy lần.

- -

Chú thích:

Bản sonata thứ 11 cho dương cầm: Sonata số 11 cho piano cung La trưởng, K. 331 (300i) là một trong những bản sonata nổi tiếng nhất của nhà soạn nhạc người Áo Wolfgang Amadeus Mozart. Không có tài liệu nào xác định rõ ràng khoảng thời gian Mozart viết bản sonata nổi tiếng này, tuy nhiên, Viên hoặc Salzburg và năm 1783 hoàn toàn có thể là địa điểm và thời điểm nhà soạn nhạc thiên tài sáng tác tác phẩm. Một địa điểm và thời điểm khác cũng có khả năng đó là Paris và những ngày trước năm 1778. Tác phẩm được xuất bản bởi Artaria vào năm 1784, cùng với các bản sonata số 10 và số 12 (K. 330 và K. 332).

Chương 1: Andante grazioso-Một chủ để với sáu biến tấu. Đây là chương được mở đầu một cách chậm rãi rồi kết thúc với những tiết tấu nhanh. Chương này thể hiện rõ tầm tình của người nghệ sĩ. Chương này dài nhất, hơn 14 phút.

Chương 2: Menuetto-minuet và trio. Đây là chương vẫn mở đầu chậm rãi, nhưng có phần vô tư hơn. Chương này được viết theo phong cách của âm nhạc thời kỳ Cổ điển với những khúc minuet kiểu cách và những khúc trio du dương. Chương này kéo dài trong khoảng 5 đến 6 phút.

Chương 3: Rondo Alla Turca-Allegretto. Đây là chương được nhiều người biết đến nhất. Chương này chỉ kéo có hơn 3 phút, nhưng nó khiến người ta không thể nào quên với những tiết tấu vui tươi mang phong cách Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là một trong những khúc nhạc hay nhất dành cho piano. Chương cuối là một chương rất đặc biệt. Chương này lúc đầu được Mozart gọi tên là Rondo Alla Turca, sau đó mọi người còn gọi nó là Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ và cái tên này có phần phổ biến hơn. Tác phẩm mô phỏng có sáng tạo âm nhạc mà một dàn nhạc vệ binh của Thổ Nhĩ Kỳ sang châu Âu biểu diễn, thứ âm nhạc rất phổ biến tại châu Âu thời đó và thể hiện sự chịu ảnh hưởng phong cách Thổ Nhĩ Kỳ của Mozart. (Còn về lý do tại sao có một dàn nhạc vệ binh Thổ Nhĩ Kỳ sang châu Âu biểu diễn, có thể giải thích như sau: Vào năm 1699, hai đế quốc là Áo và Ottoman ký kết thành công Hiệp ước Karlowitz. Để kỷ niệm sự kiện này, đoàn ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ đã đem dàn nhạc vệ binh vua Thổ cùng những nghệ sĩ khác biểu diễn tại Viên chỉ trong có một ngày). Phong cách Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ ảnh hưởng đến chương này mà còn ảnh hưởng đến cảnh cuối cùng của vở opera Die Entführung aus dem Serail và bản concerto cho violin số 5.

Nguồn: Wiki

Cái Đỗ Cảnh Hú đàn là chương 3 đó.

- -

Ngọc Thụy: Má ơi rap, ngồi nghĩ làm sao cho nó vần cũng là cả vấn đề đó. 
Bạn cần đăng nhập để bình luận