Mẹ Kế Đanh Đá Nuôi Con Trong Nhà Nông

Chương 111: Giặt quần áo

Có thể nói là bốn củ cải nhỏ đang đắm chìm trong trò chơi đá cầu, đầu đầy mồ hôi nhưng khuôn mặt ai cũng đều cười tươi.

Đây mới là bộ dạng mà trẻ em nên có.

Tô Mộc Lam cười tủm tỉm, xử lý đống vật liệu còn sót sau khi làm quả cầu.

Sau đó lại cùng bọn nhỏ chơi đùa một lúc, thấy bốn củ cải nhỏ đã chơi tới mức đầu đầy mồ hôi, thậm chí hai bên má đã nóng đỏ bừng, Tô Mộc Lam liền gọi bốn đứa trẻ nghỉ ngơi một chút, uống cốc nước đường mà nàng đã pha.

Đun nước sôi cho sạch sẽ, để nguội rồi đặt trong nước giếng một lúc để làm lạnh, sau đó lấy ra uống sẽ có cảm giác mát mẻ, nhưng không quá lạnh vì vậy sẽ thấy thoải mái hơn.

Bốn củ cải nhỏ nghe lời uống nước xong, lại nghe theo lời dặn dò của Tô Mộc Lam vào nhà nghỉ một lúc, chờ tới khi trời không còn quá nóng mới bắt đầu bận rộn làm việc.

Nhân lúc trời đang mát mẻ, Tô Mộc Lam kêu Bạch Thủy Liễu dẫn mấy đứa nhỏ xuống ruộng nhổ cỏ, còn bản thân thì bưng chậu gỗ lớn ra giếng lớn ở đầu thôn để giặt quần áo.

Quần áo của cả nhà có số lượng lớn, và thời đại này may quần áo tương đối rộng rãi, ngay cả khi dùng vải mịn để may nhưng vì kỹ thuật dệt may vẫn còn hạn chế, kết cấu vải không giống như hiện đại vừa mỏng vừa mềm mại mà dày hơn nhiều, do đó chà xát để giặt đồ cần rất nhiều sức lực, không thể không sử dụng ván giặt đồ và chày đập đồ để giặt sạch quần áo.

Cũng may là Tô Mộc Lam bình thường một hai ngày sẽ tắm rửa thay quần áo một lần, vì thế quần áo của nhà nàng cũng không bẩn lắm, hơn nữa thời đại này cũng không có nhiều vết bẩn cứng đầu như hiện đại, giặt quần áo cũng coi như đơn giản hơn một chút.

"Thủy Liễu nương, lại tới đây giặt quần áo à."

Bên cạnh giếng nước có rất nhiều phụ nhân, tụm năm tụm ba, vừa chà xát quần áo vừa nói chuyện phiếm, thấy Tô Mộc Lam đến cũng thân thiện chào hỏi.

"Vâng." Tô Mộc Lam trả lời một tiếng, sau đó tìm một chỗ ngồi, đặt chậu gỗ xuống, quay bánh xe để lấy nước lên.

Ngâm nhựa cây keo với nước sẽ có tác dụng như xà phòng, chà xát cẩn thận, rửa thêm hai lần nước nữa thì quần áo đã hoàn toàn sạch sẽ.

(*Keo dậu có tên khoa học: Gleditsia sinensis Lam, còn gọi là cây keo, saponin,... là một loại cây được trồng ở nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc.

Nó phát triển trong các khu rừng sườn đồi hoặc thung lũng và ven đường, từ bằng phẳng đến 2500 mét trên mực nước biển.

Thường được trồng ở sân hoặc bên cạnh nhà.

Gỗ cứng, được dùng làm xe cộ và đồ đạc, nhựa của vỏ có thể dùng để giặt vải len lụa thay cho xà phòng.

)

Tô Mộc Lam tuy mỗi lần đều giặt số lượng lớn quần áo, nhưng quần áo cũng không tính là bẩn, tay chân nàng cũng nhanh nhẹn, giặt cũng nhanh, vắt khô quần áo liền rời đi trước.

Có thể nói, nàng là người thường xuyên tới giặt quần áo muộn nhất, nhưng cũng là người đi về sớm nhất.

"Nương tử nhà Bạch Thạch Đường thật là nhanh nhẹn, làm việc rất nhanh." Có phụ nhân nhìn một nửa chậu quần áo còn chưa giặt của mình, cảm thán một câu.

So với trước đây hết ăn lại nằm, thật sự là một người trên mặt đất, một người trên bầu trời.

"Ta thấy quần áo của nhà nàng cũng không bẩn lắm, chắc là thường xuyên giặt, tất nhiên là nhanh rồi." Người bên cạnh nói: "Nếu không ngươi xem nàng cứ cách ngày lại đến giặt quần áo một lần kìa."

"Hình như là vậy, nhưng như thế cũng khá tốt, lúc giặt không cần phải mất nhiều công sức, không tới mức chà xát vài lần nước rồi còn chưa sạch sẽ, cũng tiết kiệm sức lực." Phụ nhân nói chuyện lúc đầu nhịn không được gật đầu: "Lần sau cũng thử làm vậy xem, cứ cách ngày lại giặt quần áo một lần."

"Nhưng như vậy cũng không tốt lắm, giặt quần áo thường xuyên như vậy, nếu chà xát nhiều khiến quần áo bị rách thì sao?" Có người bĩu môi nói: "Quần áo bị chà xát rách rồi thì phải khâu vá lại, mặc lên nhìn cũng khó coi."

Cho dù nhà nông đều tiết kiệm, quần áo có vài chỗ vá cũng phổ biến, không có gì khác lạ cả.

Nhưng nếu được mặc quần áo sạch đẹp thì ai nguyện ý mặc đồ có chỗ vá đâu, dù sao cũng cảm thấy hơi nhục nhã.

"Cũng đúng….

Nhưng mà nói lại thì Thúy Liễu nương cũng không sợ giặt quần áo thường xuyên sẽ bị rách sao."

"Cái này thì ngươi không biết rồi, nương tử nhà Bạch Thạch Đường ở nhà phơi khoai lang sấy khô, làm mấy đồ ăn gì đó, mang đi bán lúc họp chợ, có thể kiếm được không ít tiền đấy, quần áo bị giặt rách có gì sợ chứ, mua vải mới về may không phải được rồi sao?"
Bạn cần đăng nhập để bình luận